Chúng ta đều biết rằng sả chanh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm khả năng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ hệ hô hấp, giảm cholesterol, tăng độ nhạy insulin… Nhưng không phải ai cũng biết cách để tiêu thụ loại thảo mộc này. Vậy thì chúng ta nên sử dụng sả chanh như thế nào?
Table of Contents
Sả chanh – một loài cây rất được ưa chuộng
Sả chanh (tên khoa học: Cymbopogon citratus) là loài cây thân thảo lâu năm có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Từ lâu sả chanh đã được mọi người biết đến với rất nhiều vai trò. Nó vừa là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn, vừa là nguồn dược phẩm và đồng thời cũng là một nguyên liệu trong ngành mỹ phẩm.
Theo nghiên cứu, hàm lượng tinh dầu trong sả chanh chủ yếu là citral bao gồm geranial và neral. Do những loại tinh dầu này có đặc tính dễ bay hơi và mang mùi thơm dịu nhẹ, tươi mát mà sả chanh được sử dụng rộng rãi để sản xuất nước hoa, xà phòng thơm, hương liệu xông phòng hay thậm chí là thuốc diệt côn trùng,…
Ngoài ra, tinh dầu và các hoạt chất của sả chanh cũng đã được các nhà khoa học khẳng định rằng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa… Nhờ vậy, sả chanh còn dùng để trị ho, giải cảm, hạ cholesterol, điều trị bệnh tiểu đường type 2, chăm sóc và làm sạch da.
Vốn là một loài cây có nguồn gốc Đông Nam Á nhưng nhờ những lợi ích kể trên mà sả chanh đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
Sử dụng sả chanh như thế nào?
Sử dụng sả chanh trong các món ăn
Sả chanh đã không còn xa lạ trong các món ăn châu Á và trong đó cũng không loại trừ Việt Nam. Nhờ có vị cay, tính ấm và hương thơm dịu nhẹ mà sả chanh thường được những người nội trợ sử dụng để làm tăng hương vị của các món ăn. Đồng thời sả cũng làm cho món ăn hấp dẫn hơn, cải thiện chứng chán ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
Khi nấu ăn chúng ta có thể sử dụng sả để ướp các loại thịt cá hoặc dùng trong các món kho, chiên. Một số món ăn từ sả được rất nhiều người ưa thích như là: cá hấp sả, gà nướng sả ớt, bạch tuộc xào sả ớt, ngao hấp sả, cá kho gừng sả, ốc xào sả ớt, gà hấp sả,…
Chế biến trà sả chanh
Bạn có thể sử dụng sả chanh để chăm sóc sức khỏe bằng cách uống trà sả chanh. Trà sả chanh rất dễ chế biến nhưng lại mang đến những lợi ích không ngờ. Nếu muốn có một ly trà bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Làm sạch rồi cắt sả thành các đoạn từ 2,5-3 cm
- Đun sôi một lượng nước tùy theo khẩu vị
- Bỏ phần thân sả đã chuẩn bị vào ly và thêm nước sôi
- Sau ít nhất 5 phút, lọc thân sả ra khỏi ly và bạn đã có một ly trà sả chanh thơm ngon rồi
Các chuyên gia khuyến khích bạn nên uống từ 1 đến 4 tách trà sả mỗi ngày để nhận thấy đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mà sả chanh mang đến cho cơ thể. Đồng thời uống một tách trà sả chanh sau mỗi 4 giờ còn có tác dụng hạ sốt.
Dùng tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus cho nên nó được ứng dụng rộng rãi trong ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như là bệnh viêm phổi; ho; viêm khớp; nướu lợi; nhiễm trùng đường miệng; cảm cúm;…
Nghiên cứu đã thực hiện cho thấy tinh dầu sả chanh có hoạt tính chống lại sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh như:
- Khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus gây viêm phổi; viêm tủy xương; nhiễm trùng trên da;…
- Vi khuẩn Bacillus cereus gây ngộ độc thực phẩm
- Vi khuẩn Escherichia coli gây tiêu chảy; nhiễm trùng đường ruột; chảy máu dạ dày;…
- Klebsiella pneumoniae gây viêm phổi; viêm màng não; nhiễm trùng máu;…
- Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây suy giảm miễn dịch; nhiễm trùng đường hô hấp;…
Trong thời điểm mà tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng lan rộng như hiện nay thì việc sử dụng nguồn nhiên liệu đến từ thiên nhiên và Probiotics chính là một hướng đi mới để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Cải thiện Hệ hô hấp nhờ Hương Nhu
Tại sao oải hương có khả năng điều trị viêm xoang?
Oải hương – Giải pháp mới trong điều trị viêm amidan
KENU MHcare có thực sự tốt không?
Sả chanh và tác dụng trị ho thần kỳ
Giải đáp về khả năng kháng khuẩn của sả chanh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng