Công dụng của Hương Nhu từ xưa đến nay rất đa dạng và được ông cha ta sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Là một loại thảo dược có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu cộng với khả năng giải cảm, giảm đau đầu, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như Viêm xoang, Viêm họng,… được nghiên cứu và ứng dụng triệt để các công dụng đó.
Table of Contents
Tổng quan về Hương nhu
Hương nhu là một vị dược liệu rất quen thuộc, và ở Việt Nam có 2 loại hương nhu là hương nhu trắng và hương nhu tía.
Hương nhu tía (Ocimum sanctum L. Họ Labiatae) còn có tên là é rừng, é tía…
Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. Họ Labiatae) còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía,…
Đặc điểm của Hương nhu
Hương nhu tía thuộc loại cây thân thảo, cao gần 1m, thân và lá có màu đỏ tía, có lông mềm. Lá mọc đối xứng, các mép lá có răng cưa, màu nâu đỏ hoặc tím, cả 2 mặt đều có lông mềm. Hoa hương nhu tía mọc thành từng cụm, hoa có màu trắng hoặc tím, cuống dài, xếp thành từng vòng khoảng 6 – 8 hoa. Hương nhu tía có mùi thơm nhẹ, đặc trưng. Cây được trồng bằng hạt vào mùa xuân và ra hoa vào tháng 5 – 6.
Bộ phận dùng làm dược liệu
Hầu như các bộ phận của hương nhu tía đều được sử dụng làm dược liệu, trong đó bao gồm cả thân, cành, hoa và lá.
Thông thường, hương nhu tía được thu hoạch khi cây đang ra hoa, từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm. Sau khi thu hái, người ta đem dược liệu đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn khoảng 3 – 4cm, phơi dưới bóng râm cho đến khi khô.
Dược liệu sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào túi nilong, tránh hơi ẩm. Bảo quản dược liệu ở độ ẩm dưới 12%.
Thành phần hóa học trong dược liệu
- Tinh dầu là thành phần đáng chú ý và có giá trị nhất trong Hương nhu tía. Theo Dược điện Việt Nam IV, dược liệu phải chứa ít nhất 0,5% tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối). Trong tinh dầu, thành phần chính là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryophylen.
- Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid: apigenin, luteolin, apigenin-7-glucuronid, luteolin-7-glucuronid, orientin.
- Các hợp chất thuộc nhóm polyphenol: acid galic, acid galic methylester, acid galic ethylester, acid protocatechic, acid rosmarinic.
- Acid ursolic cũng là một thành phần quan trọng và có hàm lượng cao trong Hương nhu tía.
Khả năng cải thiện các vấn đề hô hấp của Hương nhu
Lá hương nhu tía là một vị thuốc đông y rất được khuyên dùng như một loại thuốc hạ sốt tự nhiên. Đặc biệt là trong nền y học Ayurveda, Thành phần trong loại cây này chứa các chất kháng sinh, diệt khuẩn và khử trùng. Từ đó chúng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus khi mắc bệnh, chẳng hạn khi bị sốt.
Lá hương nhu tía cũng được nhắc tới như một vị thuốc có tác dụng bảo vệ đường hô hấp rất hiệu quả. Nếu bạn bị mắc bệnh viêm xoang hoặc các vấn đề về hô hấp khác, hãy thử dùng hương nhu tía để uống hoặc xông hơi bằng lá hương nhu tía để cải thiện tình trạng trên. Những hợp chất có lợi trong cây hương nhu tía có tác dụng hỗ trợ làm thông thoáng đường thở. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường thở, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Những lợi ích khác của Hương nhu đối với sức khỏe
Ngoài khả năng hỗ trợ hô hấp thì hương nhu còn có nhiều lợi ích khác như:
Kiểm soát lượng đường trong máu: Lá hương nhu có một khả năng đáng ngạc nhiên trong việc giảm lượng đường trong máu và bảo vệ các đảo tuyến tụy sản xuất insulin khỏi bị hư hại.
Giảm cholesterol: Tinh dầu hương nhu có thể hỗ trợ làm giảm LDL cholesterol (cholesterol “xấu”), ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong thành mạch và đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tăng khả năng miễn dịch: Tinh dầu hương nhu có đặc tính kháng lại vi khuẩn và virus; giúp ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm gây ra.
Giảm đau: Hương nhu rất hữu ích trong việc đẩy lùi các cơn đau đầu và đau nhức cơ thể.
Ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày: Hương nhu có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm acid dạ dày, tăng tiết chất nhầy, tăng tế bào chất nhầy và kéo dài tuổi thọ của các tế bào chất nhầy.
Chăm sóc da: Hương nhu tía đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống nấm, chống viêm. Loại thảo mộc này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra mụn và nhiễm trùng da.
Chăm sóc răng miệng: Sử dụng nước súc miệng có chứa chiết xuất hương nhu tía hai lần mỗi ngày giúp giảm mảng bám và nguy cơ phát triển viêm nướu.
Viêm xoang có chữa được không? Các loại thuốc chữa viêm xoang?
Viêm đường hô hấp trên: Nguyên nhân, Triệu chứng?
Vì sao trẻ đi học hay bị ốm vặt? – Nguyên nhân và cách phòng tránh?
Vì sao có thể dùng lá bàng để điều trị viêm họng?
Những thói quen dùng điều hòa gây hại cho sức khỏe hệ hô hấp
Ngăn ngừa Viêm xoang do thay đổi thời tiết
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng