Hiện nay, các loại thảo mộc đang được nhiều người quan tâm bởi những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Trong số đó, sả chanh là một loại thảo mộc rất phổ biến trong mỗi gia đình. Sả chanh có hương thơm dịu nhẹ, tươi mát và đặc biệt còn giúp giải cảm, trị ho, chống viêm nhờ khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng kháng khuẩn của sả chanh trong bài viết này của chúng tôi nhé!
1. Vi khuẩn và vấn đề sức khỏe
Cơ thể của mỗi chúng ta có chứa từ 10 – 100 nghìn tỷ vi sinh vật và hầu hết trong số chúng là vi sinh vật đường ruột. Những vi sinh vật này nói chung và hệ vi sinh vật đường ruột nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tình trạng sức khỏe của bạn.
Dựa theo sự ảnh hưởng đối với sức khỏe mà có thể chia chúng thành 3 loại:
- Vi sinh vật có lợi (hay lợi khuẩn): Là các vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Có tác dụng chống lão hóa, kích thích miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa.
- Vi sinh vật có hại (hay hại khuẩn): Là các vi sinh vật mang đến những tác động xấu. Có thể gây viêm phổi, thương hàn và thậm chí là bệnh ung thư.
- Vi sinh vật cơ hội: Chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi bạn khỏe mạnh. Nhưng nếu sức khỏe của bạn suy giảm thì có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là yếu tố rất quan trọng bởi đường ruột quyết định 70%-80% sức khỏe hệ miễn dịch. Các nghiên cứu khuyến cáo rằng bạn cần duy trì tỷ lệ lý tưởng là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn để có một cơ thể khỏe mạnh.
2. Tác dụng kháng khuẩn của sả chanh
Duy trì tỷ lệ vi sinh vật lý tưởng rất cần thiết và chắc chắn cũng không phải là điều dễ dàng đặc biệt là trong thời điểm hiện nay. Ở Việt Nam nhiều người lạm dụng thuốc kháng sinh để chăm sóc sức khỏe. Tự ý sử dụng kháng sinh mà không có sự kê đơn của bác sĩ không chỉ tiêu diệt cả lợi khuẩn mà còn là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng kháng sinh.
Dùng các thảo mộc đến từ tự nhiên như sả chanh để loại bỏ vi khuẩn gây hại là một giải pháp hữu ích trong trường hợp này. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả chanh có hoạt tính chống lại sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh như:
- Khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus gây viêm phổi; viêm tủy xương; nhiễm trùng trên da;…
- Vi khuẩn Bacillus cereus gây ngộ độc thực phẩm
- Vi khuẩn Escherichia coli gây tiêu chảy; nhiễm trùng đường ruột; chảy máu dạ dày;…
- Klebsiella pneumoniae gây viêm phổi; viêm màng não; nhiễm trùng máu;…
- Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây suy giảm miễn dịch; nhiễm trùng đường hô hấp;…
Chính đặc tính kháng khuẩn này của sả chanh mà nó được ứng dụng rộng rãi trong ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh như là bệnh viêm phổi; ho; viêm khớp; nướu lợi; nhiễm trùng đường miệng; cảm cúm;…
3. Chăm sóc sức khỏe bằng sả chanh
Ngoài các công dụng kể trên, sả chanh còn có lợi ích làm giảm cholesterol, kiểm soát tiểu đường type 2, giảm đau, an thần và chăm sóc da.
Bạn có thể sử dụng sả chanh để chăm sóc sức khỏe bằng đường uống, xông hương hoặc bôi trực tiếp lên da. Bạn có thể pha trà sả tại nhà một cách dễ dàng chỉ bằng nguyên liệu là một vài cây sả chanh và nước lọc với các bước thực hiện sau:
- Làm sạch rồi cắt sả thành các đoạn từ 2,5-3 cm
- Đun sôi một lượng nước tùy theo khẩu vị
- Bỏ phần thân sả đã chuẩn bị vào ly và thêm nước sôi
- Sau ít nhất 5 phút, lọc thân sả ra khỏi ly và bạn đã có một ly trà sả chanh thơm ngon rồi
Nếu muốn, hãy thêm một chút đường, mật ong hoặc chanh để làm tăng hương vị của trà.
Bên cạnh việc uống trà sả chanh, bạn cũng có thể mua tinh dầu hoặc các sản phẩm có chiết suất sả chanh để bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh.
Viêm xoang có chữa được không? Các loại thuốc chữa viêm xoang?
Viêm đường hô hấp trên: Nguyên nhân, Triệu chứng?
Vì sao trẻ đi học hay bị ốm vặt? – Nguyên nhân và cách phòng tránh?
Vì sao có thể dùng lá bàng để điều trị viêm họng?
Những thói quen dùng điều hòa gây hại cho sức khỏe hệ hô hấp
Cải thiện Hệ hô hấp nhờ Hương Nhu
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng