Bơi lội là môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, không ít người bị mắc viêm mũi xoang sau khi đi bơi. Tại sao lại như vậy? Và để giải quyết vấn đề này cần phải làm như thế nào? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Vì sao đi bơi dễ bị viêm xoang?
Có 2 lý do chính gây ra các vấn đề về mũi xoang nằm ở bể bơi: Đó là bể bơi không được làm sạch hàng ngày hoặc có hàm lượng clo rất cao.
Nước bể bơi không sạch là nguồn nhiễm khuẩn cho hệ thống niêm mạc đường hô hấp nhất là mũi xoang. Để làm sạch nước bể bơi, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, người ta phải pha thêm clo vào trong nước bể bơi, tuy nhiên bản thân chất clo cũng có thể gây viêm mũi xoang do sự kích ứng của niêm mạc với hóa chất (clo).
Khởi đầu là hiện tượng kích ứng của niêm mạc mũi với clo như ngứa mũi, cay mũi, thậm chí đau rát mũi kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi… Nếu các kích thích này tồn tại kéo dài 1 đến 2 tuần, các triệu chứng trên ngày càng trở nên nặng nề hơn. Và biểu hiện thành bệnh viêm mũi xoang cấp điển hình: Sốt cao 39-40 độ, đau tức vùng má, trán, nhức mỏi mắt, rát mũi, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi vàng xanh, từ hốc mũi ra cửa mũi trước hoặc xuống họng gây ho và khạc đờm.
Hiện tượng viêm xoang này xuất hiện là do niêm mạc mũi bị kích thích bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước với môi trường, giữa niêm mạc mũi với hóa chất clo trong nước bể bơi gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ thông từ xoang ra mũi, dịch và không khí ứ đọng trong xoang – Đây là môi trường cho vi khuẩn hình thành và phát triển. Những vi khuẩn này xâm nhập lớp màng đáy dưới niêm mạc mũi xoang, nên clo không diệt được những loại vi khuẩn khu trú tại vị trí này.
Phòng tránh bệnh viêm mũi xoang khi bơi như thế nào?
Xếp lịch bơi 2 ngày trong 1 tuần để niêm mạc mũi xoang có thời gian hồi phục.
Chú ý cách bạn bơi: Cố gắng giữ đầu của bạn trên mặt nước (điều này có thể gây bất tiện cho hầu hết mọi người) vì nếu đầu tiếp tục vào trong nước, thì quá trình thở bình thường có thể thu hút nước vào bên trong mũi.
Học cách thở để tránh hít nước bể bơi vào mũi: Học hít một hơi dài trước khi xuống nước, điều phối cách bơi bằng cách mỗi lần hít hơi vào đường thở là mũi đang ở trên mặt nước, bơi thay đổi tư thế nghiêng từ bên này sang bên kia.
Tránh lên bờ đột ngột để cơ thể không bị tiếp xúc với sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước bể bơi và môi trường bên ngoài nhất là tránh lên bờ ở chỗ gió lùa.
Nếu có thể hãy thay đổi nơi bơi của bạn là các bãi biển chứ không phải các bể bơi. Nước biển sạch là tuyệt vời nhất cho sức khỏe. Tất nhiên là không được dễ dàng cho mọi người nếu sống cách xa biển quá.
Sau khi bơi, bạn nên tắm nước nóng và dùng lọ xịt mũi họng để làm sạch các phân tử clo đọng trên niêm mạc mũi xoang và ngăn ngừa viêm xoang
Trong mọi trường hợp, nếu bạn thích bơi lội thì nên tập trung vào việc hạn chế tiếp xúc với clo trong nước để tránh kích ứng niêm mạc mũi xoang.
Cải thiện Hệ hô hấp nhờ Hương Nhu
Ngăn ngừa Viêm xoang do thay đổi thời tiết
Viêm Amidan, có phải cứ bị Viêm là cắt bỏ?
Sốt virus ở người lớn: biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả
Phân biệt sốt thường, sốt virus và sốt xuất huyết
Tại sao oải hương có khả năng điều trị viêm xoang?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng