Viêm Amidan, có phải cứ bị Viêm là cắt bỏ?

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ, thường ít gặp ở người lớn hơn. Đặc biệt thường dễ tái đi tái lại, dễ biến chứng, ảnh hường đến sức khỏe và học tập của trẻ. Vậy khi nào thì cần cắt amidan?

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng vùng amidan ở phía sau cổ họng của bạn. Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Hầu hết các trường hợp viêm amidan là do nhiễm virus thông thường, tuy nhiên nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm amidan.

 

Dấu hiệu nhận biết Viêm amidan

Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa của bạn. Chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.

Tuy nhiên, chức năng miễn dịch của amidan suy giảm sau tuổi dậy thì. Do đó, tình trạng viêm amidan cũng trở nên hiếm gặp hơn ở người lớn so với trẻ nhỏ.

Tình tràng viêm amidan được biểu hiện sớm qua một vài dấu hiệu sau đây:

Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.

Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.

Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.

Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.

Biến chứng do Viêm amidan

Viêm amidan có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của viêm amidan:

Viêm hạch: Khi amidan kháng sinh chiến đấu với sự xâm nhập của các vi khuẩn hoặc đáp ứng với một bệnh truyền nhiễm khác trong cơ thể, amidan sẽ giãn nở và kích thích vi khuẩn, virus lây nhiễm lan ra các hạch cổ gây ra viêm nang, rác, đau và chứa mủ.

Viêm xoang (sinusitis): Đây là một biến chứng phổ biến của viêm amidan, khi vi khuẩn từ amidan lan sang xoang và gây ra đau đầu và đờm.

Viêm tai giữa (otitis media): Vi khuẩn từ amidan cũng có thể lan sang tai giữa và gây ra viêm tai giữa với triệu chứng như đau tai, nhiễm trùng tai giữa…

Viêm phế quản và viêm phổi: Viêm amidan có thể kéo dài và lan rộng sang hệ thống hô hấp, gây ra viêm phế quản hoặc viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây hại nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Viêm khớp: Tình trạng viêm khớp có thể phát triển khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của amidan. Điều này có thể gây ra tổn thương đến khớp và xương, gây đau và khó khan trong việc di chuyển.

Hội chứng nhiễm trùng: Viêm amidan có thể dẫn đến hội chứng nhiễm trùng, là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng nhiễm trùng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.

 

Vậy khi nào cần cắt Amidan?

Không ít trường hợp các bậc cha mẹ đòi cắt amidan cho con khi thấy con bị viêm. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn, nhiều bậc phụ huynh thấy được lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ. Chỉ khi nào viêm nhiễm nhiều lần, viêm nhiễm nặng, được bác sĩ chỉ định thì mới phải cắt bỏ.

Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:

  • Viêm amidan cấp nhiều đợt, 5-6 lần trong một năm. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh… thì cũng nên cắt.
  • Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.

Quyết định cắt hay giữ amidan phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của bệnh nhân. Nếu amidan không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, thì không có lí do gì để cắt amidan. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, viêm amidan có thể được điều trị và sức khỏe của trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *