Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc vảy da, lông từ một số loài động vật.
Table of Contents
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh, chẳng hạn như hắt hơi, ngứa, tắc hoặc chảy nước mũi. Các triệu chứng này thường bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Một số người chỉ bị viêm mũi dị ứng vài tháng một lần vì họ nhạy cảm với các chất gây dị ứng theo mùa, chẳng hạn như phấn hoa hoặc mùi hoa. Một số khác lại bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
Hầu hết người bị viêm mũi dị ứng đều có biểu hiện, triệu chứng nhẹ, có thể dễ dàng điều trị. Nhưng đối với một số người, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và dai dẳng, suy giảm chất lượng giấc ngủ và cản trở cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng đôi khi cải thiện qua thời gian, nhưng nó có thể mất nhiều năm và không chắc tình trạng bệnh sẽ biến mất hoàn toàn, không tái phát.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng, coi chúng như những tác nhân có hại. Điều này dẫn đến việc các tế bào giải phóng một số chất hóa học (histamine) khiến lớp bên trong mũi (màng nhầy) bị sưng và tiết ra quá nhiều chất nhờn.
Các chất gây dị ứng phổ biến gây ra viêm mũi dị ứng bao gồm phấn hoa (loại viêm mũi dị ứng này còn được gọi là sốt cỏ khô), hay các bào tử nấm mốc, mạt bụi, vảy da hoặc nước tiểu, nước bọt của một số loài động vật, thú nuôi.
Điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng
Rất khó để tránh hoàn toàn các chất gây dị ứng tiềm ẩn, nhưng người bệnh có thể chủ động hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng mà bạn đã biết hoặc nghi ngờ chúng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Bạn có thể điều trị viêm mũi dị ứng bằng một số cách như dùng thuốc mà bác sĩ kê đơn, cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn cơ thể tạo ra histamin – cơ chế gây nên dị ứng. Một số thuốc kháng histamin phổ biến bao gồm:
- Fexofenadine (allegra)
- Diphenhydramine (benadryl)
- Desloratadine (clarinex)
- Loratadine (claritin)
Thuốc thông mũi
Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi trong một thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm nghẹt mũi và xoang. Sử dụng chúng trong thời gian dài hơn có thể gây ra hiệu ứng phục hồi, có nghĩa là một khi bạn ngừng thuốc, các triệu chứng của bệnh sẽ quay trở lại và thậm chí trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn gặp các vấn đề như nhịp tim bất thường, bệnh tim, tiền sử đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao, hãy cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.
Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi
Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sản phẩm, bạn cũng cần lưu ý tránh sử dụng lâu dài. Giống như thuốc thông mũi, lạm dụng một số loại thuốc nhỏ mắt và nhỏ mũi cũng có thể gây ra hiệu ứng phục hồi.
Biến chứng
Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến biến chứng trong một số trường hợp như:
- Polyp mũi – u có cuống mềm, không đau nhưng không phải ung thư (lành tính) phát triển bên trong đường mũi và xoang
- Viêm xoang – bệnh nhiễm trùng do viêm và sưng mũi, ngăn cản chất nhầy thoát ra từ xoang
- Nhiễm trùng tai giữa – nhiễm trùng một phần của tai nằm ngay sau màng nhĩ
Những biến chứng này thường được điều trị bằng thuốc, đôi khi cần phẫu thuật trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng và kéo dài.
Viêm mũi không dị ứng
Không phải tất cả các trường hợp viêm mũi đều do cơ địa dị ứng. Một số trường hợp viêm mũi là do:
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường
- Các mạch máu ở mũi nhạy cảm quá mức
- Lạm dụng thuốc làm thông tắc mũi
Loại viêm mũi này được gọi là viêm mũi không dị ứng.
Cải thiện Hệ hô hấp nhờ Hương Nhu
Ngăn ngừa Viêm xoang do thay đổi thời tiết
Viêm Amidan, có phải cứ bị Viêm là cắt bỏ?
Sốt virus ở người lớn: biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả
Phân biệt sốt thường, sốt virus và sốt xuất huyết
Tại sao oải hương có khả năng điều trị viêm xoang?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng